Để hạn chế tối đa tiêu cực có thể xảy ra ở kỳ thi THPT quốc gia 2019, Nghệ An quyết định sẽ yêu cầu cán bộ chấm thi tự luận ăn ở tập trung, biệt lập với bên ngoài trong những ngày chấm.
Chia sẻ với VietNamNet, GS Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết một trong những điểm mới của công tác tổ chức chấm thi năm nay là Bộ GD-ĐT giao các trường đại học chủ trì việc chấm thi trắc nghiệm.
Về phía địa phương, cụ thể là Sở GD-ĐT, sẽ chịu trách nhiệm chấm bài thi tự luận với 2 vòng chấm độc lập và thực hiện chấm kiểm tra 5% tổng số bài thi.
Với công tác chấm thi môn tự luận, ngoài các quy định chung của Bộ GD-ĐT, Nghệ An sẽ yêu cầu các giáo viên tham gia chấm thi ăn ở tập trung trong suốt thời gian làm công việc này.
Trong thời gian đó, các giáo viên chỉ được mang theo đồ dùng cá nhân chứ không có các thiết bị điện tử nghe nhìn, điện thoại. “Như vậy sẽ hoàn toàn biệt lập với bên ngoài, không kết nối internet”, ông Thành nói.
“Quy trình của Bộ đã chặt chẽ thì việc của địa phương cần làm là kiểm soát về mặt con người. Sở GD-ĐT Nghệ An hy vọng và mong muốn sẽ hạn chế tối đa nhất việc có thể xảy ra tiêu cực trong việc chấm thi”.
Ông Thành dự kiến với khoảng 3.000 bài thi tự luận trên toàn tỉnh và 300 người chấm thì việc cách ly với bên ngoài này dự kiến sẽ diễn ra từ 5 ngày đến 1 tuần.
Ban Giáo dục
Bài thi Ngữ văn kéo dài 120 phút là môn thi tự luận duy nhất. VietNamNet cập nhật nhanh nhất Đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021 và nhận định của các thầy cô giáo về độ khó của đề thi Văn năm nay.
" alt=""/>Đáp án môn văn thi THPT quốc gia 2019Hiện tượng này được gọi là sự “lây nhiễm cảm xúc” - một hiện tượng tâm lý mà người này có thể bị “nhiễm” cảm xúc của người khác như mắc bệnh cảm cúm vậy. Nếu ở xung quanh những người vui vẻ, hạnh phúc thì cảm xúc của chúng ta cũng đi theo chiều hướng tốt lên, nếu ở cạnh những người luôn ủ rũ, cau có, những cảm xúc tiêu cực từ họ cũng bị lan truyền sang ta.
Cha mẹ không nên biểu lộ sự mệt mỏi, bực bội thường xuyên trước mặt con cái vì trạng thái tâm lý đó cũng sẽ lây lan sang trẻ, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý, tư duy của trẻ
Cha mẹ là những người sống cùng con cái, tiếp xúc gần gũi với con cái nhất, vì thế mà khi cha mẹ biểu lộ sự mệt mỏi, bực bội thường xuyên trước mặt con cái, trạng thái tâm lý đó cũng sẽ lây lan sang trẻ, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý, tư duy của trẻ.
Cha mẹ không khen con thông minh
Khen con giỏi, khen con thông minh là thói quen của khá nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, điều này dễ dẫn đến việc sản sinh ra cả một thế hệ luôn tự mãn mình là người thông minh mà ít coi trọng sự nỗ lực. Trẻ nhỏ luôn được khen giỏi giang vì bản tính thông minh sẵn có sẽ hình thành tâm lý ỷ lại, không muốn cố gắng phấn đấu, vì thế mà khó trở thành người thành công sau này.
Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý cổ vũ, khen ngợi vì những nỗ lực mà con đã đạt được chứ không phải vì bản tính thông minh của con.
Cha mẹ dạy con học toán từ sớm
Nghiên cứu năm 2007 trên 35.000 trẻ mẫu giáo ở Mỹ. Canada và Anh đã chỉ ra rằng, trẻ được phá triển các kĩ năng toán từ sớm sẽ là một lợi thế rất lớn. Trẻ làm quen với các kiến thức toán sơ đẳng từ khi học mẫu giáo không chỉ đạt hiệu quả cao trong việc học toán sau này mà còn phát triển khả năng tư duy, kĩ năng giải quyết, xử lí vấn đề và đạt được nhiều thành công khác trong cuộc sống.
Cha mẹ có thu nhập cao
Không phải tất cả những gia đình giàu có đều có thể nuôi dạy được những đứa trẻ thành đạt nhưng khả năng tài chính của cha mẹ tốt luôn là một lợi thế cực lớn, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển về mọi mặt.
Cha mẹ có thu nhập cao thường không tiếc tiền để đầu tư giáo dục cũng như các kĩ năng cần thiết khác cho con, lại có sẵn nhiều kinh nghiệm, mối quan hệ trong công việc để dẫn dắt, định hướng nghề nghiệp cho con, vì thế mà cơ hội thành công của trẻ cũng sẽ cao hơn.
Cha mẹ thân thiết với con cái
Khả năng cung cấp tài chính của cha mẹ không phải là yếu tố quyết định 100% tới sự thành công của con. Điều trẻ cần để phát triển còn là một mối quan hệ bền vững, gắn bó, thân thiết với bố mẹ.
Nghiên cứu năm 2014 của Đại học Minnesota (Mỹ) trên 243 gia đình có hoàn cảnh khó khăn cho thấy, những đứa trẻ có mối quan hệ tốt với bố mẹ không chỉ đạt được điểm số cao trong các bài kiểm tra ở trường mà còn đạt được học vị cao và thành đạt hơn hẳn về sau.
Cha mẹ khéo dạy con kĩ năng xã hội
Nghiên cứu của Đại học Pennsylvania và Duke (Hoa Kỳ) đã cho thấy, giúp trẻ phát triển các kĩ năng liên quan đến giao tiếp, tương tác xã hội là một trong những điều quan trọng nhất để nuôi dưỡng tương lai thành công cho trẻ sau này.
Cha mẹ của những trẻ em thành đạt trong tương lai không chỉ chăm chăm khuyến khích con học kiến thức từ sách vở mà còn tập trung học hỏi các kĩ năng xã hội như khả năng giao tiếp, khả năng chia sẻ, thông cảm với mọi người, khả năng tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn...
Theo Gia Thành- Khám phá
" alt=""/>6 kiểu cha mẹ dễ nuôi được con thành đạt sau này